Thông Báo
<br /> <br /> Bài 26:<br /> <br /> ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI<br /> <br /> ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)<br /> - THPT Cộng Hòa Blog
> >
thpt cong hoa



Bài 26:

ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)

Huấn Bùi Thanh Huấn Bùi Thanh (Admin) [ON]
#1 Facebook



I. Đường lối đổi mới của Đảng

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

- 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976-1985, ta đạt được một số thành tựu đáng kể, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm, khuyết điểm gây ra, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước phải tiến hành đổi mới.

- Tình hình thế giới có sự thay đổi:

+ CNXH đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng.

+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động mạnh đến các quốc gia, dân tộc.

2. Đường lối đổi mới của Đảng

- 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới.

- Nội dung đường lối đổi mới:

+ Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu của CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp.

+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.

• Đổi mới kinh tế

- Xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.

- Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều quy mô, trình độ công nghệ.

- Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN.

- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

• Đổi mới chính trị

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.

II. Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)

1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)

a. Đại hội VI 0.0060422960725076 mở đầu công cuộc đổi mới

- Mục tiêu: tập trung sức người, sức của thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

b. Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới

- Về lương thực, thực phẩm:

+ Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến1989 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

+ 1989 đạt 21,4 triệu tấn lương thực.

- Hàng hoá trên thị trường:

+ Dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi.

+ Tiến bộ về mẫu mã, chất lượng, gắn với nhu cầu thị trường.

- Kiềm chế được một bước lạm phát: chỉ số tăng giá hàng tháng. 1986: 20%, 1990: 4,4%.

- Kinh tế đối ngoại mở rộng:

+ 1986 đến 1990 xuất khẩu tăng 3 lần.

+ Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến dần đến mức cân bằng xuất nhập khẩu.

- Bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

 Tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, căn bản là phù hợp.

• Hạn chế

- Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát ở mức cao.

- Chế độ tiền lương bất hợp lý.

- Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp, tham nhũng, mất dân chủ, tiêu cực chưa được khắc phục.

2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)

a. Đại hội VII 0.0030135610246107 tiếp tục sự nghiệp đổi mới

- Mục tiêu:

+ Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Ổn định đời sống nhân dân, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hoá.

b. Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới

- Thành tựu:

+ Kinh tế tăng trưởng nhanh: GDP tăng 8,2%/ năm, công nghiệp tăng 13,3%/ năm, nông nghiệp tăng 4,5%.

+ Lạm phát bị đẩy lùi xuống mức 12,7%/ năm.

+ Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, quan hệ mậu dịch trên 100 nước.

+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh, bình quân 50%/ năm.

+ Đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Chính trị - xã hội ổn định: quốc phòng an ninh được củng cố.

+ Quan hệ đối ngoại mở rộng:

. 1995 Việt Nam thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ và gia nhập ASIAN.

. 1995 quan hệ ngoại giao hơn 160 nước.

- Hạn chế:

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả sản xuất và năng suất thấp.

+ Tham nhũng, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn.

3. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996 – 2000

a. Đại hội VIII 0.0030060120240481 đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Mục tiêu:

+ Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện, tiếp tục phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

+ Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững.

+ Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.

b. Chuyển biến tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới

• Thành tựu

- Tăng trưởng GDP bình quân 7%/ năm, công nghiệp 13,5%, nông nghiệp 5,7%.

- Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Hoạt động xuất nhập không ngừng tăng, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỷ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.

- Doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài: năm 2000 có 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.

- Năm 2000, 100% tỉnh thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học.

- Đối ngoại: có quan hệ thương mại với 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

• Ý nghĩa của 15 năm đổi mới

- Làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.

- Củng cố vững chắc độc lập và chế độ CNXH.

- Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

• Hạn chế

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể chưa mạnh.

- Các hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng còn thấp.

* * *

Tags:

/> /> Bài 26: /> /> ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI /> /> ĐI LÊN CHỦ NGHĨA HỘI 1986 />



Bài 26:

ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI

ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)

Chia sẻ:
Cùng Chuyên Mục :
tại sao chỉ trong năm 1917 ở nga xảy ra tới 2 cuộc cách mạng?
Sự di truyền các gen trội lặn trên nhiễm sắc thể thường
Cấu trúc không gian của quần thể
Bài 22: NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẦU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT
Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 – 1954)
Bài 26: ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000)
Bài 25: VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 – 1986)
Bài 24: VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NĂM 1975
Bài 23: KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
Trang chủ
Copyright THPT Cộng Hòa - Huấn Bùi Thanh Blog

Blog học tập THPT Cộng Hòa

Hiện đang Có : 1 Bạn đang đọc trang này
Hôm Nay : 116
Tuần Này :133
Tháng Này :242

Polaroid