Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
I. Mở bài
- Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.
- Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.
- Tác giả đã tìm thấy một trong những hạt ngọc ẩn giấu ấy trong tâm hồn người đàn bà hàng chài.
II. Thân bài
1. Hiện thân cho nỗi thồng khổ của người phụ nữ làm nghề chài lưới
- Ngoại hình xấu xí, “trạc ngoài 40 tuổi, thân hình cao lớn, thô kệch”, “gương mặt với những nốt rỗ chằng chịt”, “cũng vì xấu, trong phố không ai lấy”.
- Nghèo túng, đông con, thuyền chật:
+ Khi biển động, không thể đi biển: cả gia đình ăn xương rồng chấm muối. Đó là nỗi khổ vật chất và tinh thần.
+ Lưng áo bạc phếch, mặt mệt mỏi, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ. Đó là kết quả của chuỗi ngày dài đối diện với hiểm nguy, đói khát.
+ Trải qua nhiều lần sinh nở, “có một sắp con trên dưới 10 đứa”.
+ Không gian sống lại là con thuyền lưới vó chật hẹp.
- Bị hành hạ vũ phu, thường xuyên: gã chồng lấy việc lấy vợ làm phương thức giải tỏa uất ức “trút cơn giận ... người đàn bà”, “”3 ngày một trận nhẹ, 5 ngày một trận nặng”.
+ Người đàn bà chịu đau đớn về mặt thể xác nhưng chị ta không kêu van, chạy trốn.
+ Chịu nhục nhã về tâm hồn: bị hành hạ bởi người mình yêu thương, làm tổn thương tâm hồn những đứa con nhỏ của bà. Đau đớn khi thằng Phát nhìn thấy cảnh tượng.
- Nhận xét: người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường.
2. Vẻ đẹp tiềm tàng của người đàn bà làng chài
a. Sự bao dung, độ lượng, vị tha
- Có cái nhìn bao dung với người chồng mình:
+ Thấy người đàn ông đáng thương, đáng được cảm thông “lão chồng tôi khi ấy ... hiền lành, không bao giờ đánh đập tôi”; trốn đi lính ngụy, chính cuộc sống nghèo khổ đã biến anh ta thành kẻ ác. (có thể so sánh với cái nhìn của Phác, Phùng, Đẩu).
+ Luôn coi chồng là người bạn đời thân thiết: cùng chèo chống con thuyền trong lúc phong ba, cùng nuôi con, mưu sinh trong cõi đời cơ cực, ...
- Nhận mọi lỗi về mình: “cái lỗi chính là đám đàn bà chúng tôi ...”, “giá tôi đẻ ít đi”,
- Chắt chiu, nâng niu, trân trọng hạnh phúc: “vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái hòa thuận, vui vẻ, ...”
b. Một người mẹ giàu đức hi sinh, lòng thương con vô hạn
- Coi việc mình bị hành hạ, chịu đói khổ là lẽ đương nhiên, là vì hạnh phúc con cái: “đàn bà trên thuyền chúng tôi ... đất được”.
- Muốn nuôi con khôn lớn nên chịu đựng hành hạ để ở cùng các con. Niềm vui nhỏ nhoi, tội nghiệp: “vui nhất là khi thấy chúng được ăn no”
c. Thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời
- Nhận ra sự ngây thơ, đơn giản trong suy nghĩ của nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu: “Các chú không phải người làm ăn ... lam lũ”, theo người đàn bà, hai người họ thiếu sự từng trải, quen nhìn đời qua sách vở.
- Người đàn bà xấu xí thất học ấy giúp người có học thức như Đảu và Phùng hiểu được nguyên nhân mình không bỏ chồng: muốn nuôi con khôn lớn “cần phải có người đàn ông ... chục đứa”
- Lặng lẽ kín đáo: tất cả những vẻ đẹp của chị ta đều không được bộc lộ ra bên ngoài.
- Nhận xét chung: người đàn bà không chỉ là hiện thân cho nỗi thống khổ mà là hiện thân cho vẻ đẹp cao cả của người phụ nữ.
III. Kết bài
- Nghệ thật khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt,
- Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả không chỉ bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước nỗi khổ của con người mà còn là cái nhìn ấm áp trươc vẻ đẹp tâm hồn con người, thức tỉnh con người về cách nhìn nhận cuộc đời.